Tiểu cảnh trong chậu thủy tinh là một hình thức trang trí độc đáo và đẹp mắt. Trong khuôn khổ hai bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tiểu cảnh trong chậu thủy tinh đơn giản nhất.
Bước 1: Chọn cây cảnh
Việc chọn cây sử dụng trong tiểu cảnh chậu thủy tinh rất quan trọng, nó sẽ quyết định độ tươi tốt và vẻ đẹp của tiểu cảnh. Bạn nên chọn những loại cây dễ sống, cần ít sự chăm sóc và những loại cây này nên có những điểm tương đồng về điều kiện sống. Ngoài ra, còn có một số lưu ý nho nhỏ khi chọn cây trồng trong chậu thủy tinh.
Lựa chọn những cây có kích thước nhỏ, dễ sống
- Chọn các loại cây có kích thước nhỏ gọn để tạo sự cân đối và vẻ đẹp cho chậu.
- Nên chọn cây có thể sống được trong bóng râm hay điều kiện sống ít ánh sáng.
- Chọn cây chịu được độ ẩm cao do độ ẩm trong chậu thủy tinh là tương đối lớn.
Một số loại cây phổ biến, thường được sử dụng nhiều trong tiểu cảnh chậu thủy tinh, đó là dương xỉ, sen đá, xương rồng, cây không khí – tillandsia.
Bước 2: Chọn loại chậu thủy tinh
Bạn có thể tận dụng những chậu thủy tinh sẵn có của mình hoặc mua chậu thủy tinh mới nhưng phải đảm bảo chậu thủy tinh đủ sâu cho rễ cây bám và ăn sâu.
Có rất nhiều kiểu chậu thủy tinh bắt mắt
Có rất nhiều loại mẫu thủy tinh đẹp mắt như loại có nắp chụp như cái chuông, loại hở miệng với các đường cong khác nhau hay độc đáo như loại quả cầu treo, quan trọng là loại chậu nào phù hợp với không gian và cây trồng của bạn.
Bước 3: Chọn nơi để đặt tiểu cảnh chậu thủy tinh
Chọn vị trí đặt chậu tiểu cảnh rất quan trọng
Mặc dù chậu thủy tinh nhỏ, có thể đặt được ở bất kỳ vị trí nào mà không hề tốn nhiều diện tích nhưng phải chọn vị trí phù hợp với cảnh quan và thích hợp để cây phát triển tốt nhất. Một số vấn đề về điều kiện sống cho cây bạn cần lưu tâm, đó là ánh sáng, nhiệt độ, bề mặt đặt chậu thủy tinh.
Bước 4: Vật liệu để tạo tiểu cảnh trong chậu thủy tinh
Tùy thuộc vào mẫu thiết kế bạn lựa chọn cho tiểu cảnh trong chậu thủy tinh mà lựa chọn những vật liệu phù hợp. Dưới đây là những vật liệu phổ biến dùng cho tiểu cảnh trong chậu thủy tinh.
- Chọn đất: Chọn đất có độ ẩm vừa phải, kiểm tra độ ẩm bằng cách dùng tay nắn chặt đất lại và buông ra, nếu đất có độ ẩm cao sẽ tụ lại với nhau, đất khô sẽ rời rạc ra.
Có rất nhiều vật liệu để tạo nên một tiểu cảnh đẹp
- Sỏi: sỏi dùng để thoát nước cho cả chậu, nên chọn các loại sỏi nhỏ, có kích thước tương tự nhau.
- Tấm rêu: Tấm rêu rất hữu ích khi lót ở dưới cùng của chậu thủy tinh, vì nó cung cấp một “miếng bọt biển” hữu ích cho hút các ổ nước dư thừa.
- Găng tay: Bất cứ khi nào xử lý tấm rêu, bạn nên đeo găng tay và áo sơ mi dài tay để tránh nhiễm nấm; găng tay cũng rất hữu ích khi xử lý đất.
- Trang trí: Chọn bất cứ điều gì bạn muốn để thêm vào chậu thủy tinh của mình và nó không làm ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của cây.