Thiết kế tiểu cảnh luôn là một nghệ thuật đầy ẩn số. Để tiểu cảnh đẹp mà vẫn cân đối, hài hòa thì cần áp dụng khoa học vào việc thiết kế, đó gọi là quy tắc thiết kế tiểu cảnh sân vườn.

1. Xác định chủ đề tiểu cảnh

Tiểu cảnh là một quần thể gồm 5 yếu tố cơ bản: đất, cây, nước, đá và không gian. Thiết kế tiểu cảnh phải biết phối hợp hài hòa các yếu tố để tạo thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.

Việc đầu tiên là phải xác định được chủ đề của tiểu cảnh, đó có thể là chủ đề: làng quê Việt Nam, không gian văn hóa Á Đông, đặc trưng vườn Nhật,…hay chỉ là sân vườn ứng dụng. Bên cạnh đó, việc xác định chủ đề cũng phải dựa vào không gian, mục đích, sở thích, cá tính của gia chủ.

tieu-canh-san-vuon-dep

Cần xác định chủ đề tiểu cảnh

Khi đã xác định được chủ đề tiểu cảnh thì tất cả chi tiết liên quan tới tiểu cảnh đều tập trung, phối hợp để thể hiện rõ nội dung chủ đề.

2. Bố trí cân bằng đối xứng

Bố trí cân bằng đối xứng là hình thức thiết kế tiểu cảnh với một trục giả định làm tâm đối xứng. Tất cả vật dụng, đá, cây cối đều được bố trí cân xứng, đồng lượng quan trục giả định đó. Kiểu bố trí cân bằng đối xứng được sử dụng nhiều trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, biệt thự, nhà vườn. Với kiểu thiết kế này mang lại sự trang trọng, nghi thức nhưng đơn điệu và có thể mất đi tính sáng tạo cho tiểu cảnh.

3. Bố trí cân bằng không đối xứng

Khác với bố trí cân bằng đối xứng, kiểu bố trí này mang tính sáng tạo cao hơn, cảnh vật, cây cỏ hai bên không giống hệt nhau mà được bố trí phóng khoáng hơn, có nhiều không gian trống hơn. Mặc dù thoải mái trong bày trí nhưng vẫn phải tuân theo nguyên tắc về kiến trúc, phong thủy và thẩm mỹ. Cách bố trí tiểu cảnh này luôn thích hợp để thư giãn, nghỉ ngơi và thích hợp với sân vườn nhà ở.

tieu-canh-san-vuon-dep

Lựa chọn cách bố trí tiểu cảnh rất quan trọng

4. Bố trí cân bằng đối tâm

Cách bố trí này thường thấy trong tiểu cảnh sân vườn phong cách châu Âu, như các tòa lâu đài, quảng trường, công viên. Cách bố trí này chọn bất kỳ vật dụng nào trong vườn làm tâm, các yếu tố còn lại như hồ nước, cụm cây, khóm hoa, tảng đá được bố trí xung quanh vật thể tâm sao cho đồng điệu, đẹp mắt.

5. Tiết điệu

Các yếu tố, khu vực của tiểu cảnh có thể khác nhau về nội dung, hình thức, nhưng việc bố trí xen kẽ, kết hợp chúng ra sao cho hợp lý, nhịp nhàng thì rất quan trọng. Tiết điệu sẽ thể hiện trạng thái nhịp nhàng và uyển chuyển đó giữa các thành phần trong khu vườn. Tiết điệu thường được lựa chọn theo sở thích và cá tính của gia chủ nhưng phải đảm bảo tính liên tục, nối tiếp và thống nhất.

tieu-canh-san-vuon-dep

Tiết điệu giúp tiểu cảnh đẹp hơn

6. Sự lặp lại

Nhiều khi trong thiết kế, có nhiều yếu tố cần nhấn mạnh hoặc tạo sự khác biệt nên có sự lặp lại về cấu trúc hay màu sắc. Tuy nhiên, khi lặp lại cũng cần chú ý không nên lặp lại quá nhiều vì có thể gây lộn xộn hoặc nhàm chán.

Tiểu cảnh thực sự là một tác phẩm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, vì vậy cần cân nhắc kỹ và có sự lựa chọn sáng suốt để có một tác phẩm hoàn hảo. Trên đây là một số quy tắc nhỏ trong thiết kế tiểu cảnh, còn rất nhiều quy tắc khác, Cảnh quan Hoàng Gia sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc tại phần 2 của “Quy tắc thiết kế tiểu cảnh sân vườn”. Hãy chờ đón nhé!