Để sân vườn luôn giữ được vẻ đẹp xanh tốt của hệ thống cây trồng, đừng bỏ qua bước bón phân cho cây trồng bạn nhé!
Tầm quan trọng của bước bón phân cho cây trồng
Hệ thống cây trồng trong thiết kế cảnh quan sân vườn biệt thự cũng được xem là những cá thể sống, vì thế cũng cần được chăm sóc thật cẩn thận và tỉ mỉ để phát triển một cách tốt nhất. Và để làm được điều đó, bên cạnh việc chăm chỉ cắt tỉa đi những cành lá hay tưới nước đầy đủ, bạn cũng đừng bỏ qua việc bón phân cho cây trồng. Đây cũng là bước bổ sinh “dinh dưỡng” để cây phát triển ổn định và sinh trưởng khỏe mạnh.
Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón đối với sự phát triển cân đối và ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.
Phân bón được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, sâu bệnh hại nhiều.
Ngoài ra, đất trồng trong sân vườn bị mất đi một lượng dinh dưỡng rất lớn do bị tác động bởi các yếu tự nhiên: rửa trôi, nhiệt độ, xói mòn, thời tiết,… đặc biệt một lượng lớn dinh dưỡng trong đất bị cây trồng lấy đi để phục vụ quá trình phát triển của cây. Cách tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho cây trồng là bón sử dụng các loại phân bón. Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.
Vai trò của các chất đa, trung, vi lượng trong phân bón đối với cây trồng
1. Đối với chất đa lượng (N,P,K)
Chẳng hạn như đạm (N) là chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây trồng bởi thành phần này làm tăng hàm lượng protein trong cây, ngoài ra là thành phần chủ yếu của các chất hữu cơ: axit nucleic, diệp lục tố,... Cây trồng cần đạm trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.
Lân (P) giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và tổng hợp chất protein, axit nucleic, nhiễm sắc thể,… Lân (P) cần cho sự phân chia tế bào, phát triển của mô phân sinh, kích thích rễ, quả phát triển, sự hình thành mầm hoa, quyết định chất lượng hạt giống… Bên cạnh đó cũng giúp tăng khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như trời rét, hạn hán, sâu bệnh.
Kaili (K) là nguyên tố đa lượng được cây sử dụng nhiều nhất. Kali có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đạm, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các kiều kiện thời tiết bất lợi như hạn hán, úng nước, nóng, lạnh, tăng sức đề kháng của cây trước sâu bệnh hại.
2. Đối với các chất trung lượng ( S, Ca, Mg)
Lưu huỳnh (S) là nguyên tố dinh dưỡng thứ 4 cần thiết cho sự phát triển của cây sau N, P, K. Cây trồng cần một lượng lưu huỳnh gần bằng lượng lân (P) để có thể phát triển cân đối.
Lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp Protein và một số axit amin quan trọng, giữ vai trò quan trọng trong việc tạo các chất sinh dầu, tạo mùi cho nông sản. Ngoài ra lưu huỳnh có nhiều trong thành phần của coenzym A (là chất xúc tác quan trọng trong quá trình quang hợp, hô hấp của cây, tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật cố định đạm…
Canxi (Ca) cần cho sự phát triển của hệ rễ cây, tăng cường tạo thành các rễ bên và hệ thống lông hút của rễ. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, vận chuyển gluxit trong cây. Làm giảm độ thấm của màng tế bào hạn chế sự hút nước của cây, tạo khả năng chịu úng tạm thời cho cây.
Magiê (Mg) có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và tổng hợp gluxit, protein, lipid trong cây. Mg đặc biệt quan trọng đối với các cây lấy đường, bột, các cây họ đậu, cây lấy tinh dầu, cây lấy chất kích thích, cây lấy nhựa… Bên cạnh đó còn góp phần điều hòa pH thích hợp với từng bộ phận trong tế bào và sinh lý của cây. Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tổng hợp ATP và quá trình photphorin hóa trong cây. Mg cùng với K tăng sức trương của tế bào, cân bằng nước trong cây, tăng khả năng chịu hạn trong cây.
3. Đối với các chất vi lượng ( Zn, Fe, Cu, Mn, B, Mo, Cl)
Các nguyên tố vi lượng chiếm một lượng rất nhỏ, tuy vậy vi lượng có vai trò không thể thay thế trong đời sống của cây.
-
Kẽm (Zn) có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp, dinh dưỡng khoáng, quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ, sinh trưởng, vận chuyển, khả năng chống chịu, sự hình thành hạt của cây trồng.
-
Sắt (Fe) ảnh hưởng tới quá trình khử nitrat, quang hợp, tổng hợp, hoạt hóa diệp lục, tổng hợp các chất hữu cơ.
-
Đồng (Cu) đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp clorophin, chuyển hóa gluxit cho quá trình quang hợp của cây, khử nitrat, tổng hợp các chất: đường, chất béo, chất có đạm, vitamin A, C.
-
Mangan (Mn) tham gia quá trình khử CO2 thành diệp lục cho quá trình quang hợp của cây, trao đổi đồng hóa đạm, tổng hợp các chất: gluxit, axit nucleic, chất điều hòa sinh trưởng, vận chuyển gluxit, tăng khả năng chịu hạn, sinh trưởng: nảy mầm tạo thân, ra hoa, ra quả,...
-
Bo (B) ảnh hưởng tới quá trình điều hòa sinh lý của cây: quang hợp, hình thành chất hữu cơ, vận chuyển chất trong cây, tạo thành phấn hoa và khả năng đậu quả.
-
Molibden (Mo) xúc tiến quá trình cố định đạm ở vi khuẩn nốt sần, sự chuyển hóa đạm trong cây, là thành phần cấu trúc của nhiều loại men xúc tác quá trình quang hợp, hô hấp, chuyển hóa gluxit, tăng khả năng chống chịu của cây.
-
Clo (Cl) kích thích một số loại men ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hydrat cacbon và tăng khả năng giữ nước của tế bào…
Xem thêm: 4+ tips tạo điểm nhấn sân vườn "chuẩn" làng quê Việt
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN CẢNH QUAN HOÀNG GIA (ROYAL LANDSCAPE)
-
Website: http://canhquanhoanggia.com
-
Hotline 0962 603 605 | Open 8:00 - 17:00
Thông tin liên hệ:
-
VP Hà Nội: C6, TT16 KĐT. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
-
Showroom: Căn 24-10 Nguyệt Quế - Harmony- KĐT. Vinhomes Riverside Long Biên
-
VP Hải Phòng: 473 Võ Nguyên Giáp, Lê Chân, Hải Phòng